Mạng wifi yếu thì làm thế nào? Hướng dẫn cách khắc phục

Mạng wifi nhà bạn bị yếu, chập chờn thì phải làm sao? Hãy cùng FPT Telecom tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé.

» Hướng dẫn giảm Ping, giảm lag đơn giản cho game thủ

Khi mà hiện tại mạng wifi gần như phổ biến trong cuộc sống chúng ta. Bộ thiết bị modem wifi đã được các nhà mạng trang bị miễn phí cho khách hàng khi đăng ký lắp đặt. Tuy nhiên đôi lúc hệ thống này sẽ bị chập chờn, không ổn định kết nối ảnh hưởng đến công việc hay giải trí. Thế nên ta phải tìm hiểu và cách xử lý. Đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến sóng wifi.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sóng wifi.

1. Vật cản

Các chướng ngại vật là yếu tố phổ biến nhất trong môi trường thực tế gây ra suy giảm tín hiệu. Tín hiệu suy giảm ở các mức độ khác nhau khi đi xuyên qua tường, kính và cửa ra vào. Đặc biệt, các chướng ngại vật bằng kim loại có thể chặn hoàn toàn hoặc phản xạ tín hiệu không dây. Do đó, trong quá trình thiết lập mạng WiFi, hãy triển khai các bộ phát sóng với các thiết bị cuối mà không có chướng ngại vật giữa chúng.
Dưới đây là bảng suy hao tín hiệu bởi các vật cản (sử dụng trong nhà).

2. Khoảng cách truyền sóng

Khi sóng điện từ truyền trong không khí, cường độ tín hiệu giảm dần khi khoảng cách truyền tăng lên. Suy hao đường truyền là sự giảm mật độ công suất của sóng điện từ khi nó truyền trong không gian. Tín hiệu không dây phải được truyền trong không khí nhưng không thể tránh được sự suy giảm do không khí gây ra. Do đó, khoảng cách truyền của sóng điện từ có thể được kéo dài bằng cách tăng công suất phát của anten và giảm chướng ngại vật giữa đầu phát và đầu thu. Tín hiệu không dây có thể bao phủ một khu vực lớn hơn khi khoảng cách truyền của sóng điện từ lớn hơn.
Dưới đây là bảng suy hao khoảng cách trong không gian.

3. Tần số (băng tần) phát sóng

Sóng điện từ có bước sóng càng ngắn thì độ suy hao càng lớn. Tín hiệu vô tuyến được truyền qua sóng điện từ ở băng tần 2,4 GHz, 5 GHz hoặc 6 GHz. Sóng điện từ có tần số cao và bước sóng ngắn. Do đó, tín hiệu vô tuyến điện có độ suy hao lớn và không thể truyền đi xa.
Ngoài các yếu tố trước đó, anten, tốc độ truyền dữ liệu và sơ đồ biến thiên cũng ảnh hưởng đến sự suy giảm tín hiệu.

4. Nhiễu tín hiệu

Ngoài sự suy giảm tín hiệu, nhiễu và tiếng ồn cũng ảnh hưởng đến việc nhận dạng tín hiệu vô tuyến ở đầu thu. Nói chung, SNR (tỷ số tín hiệu trên độ nhiễu) cộng với tín hiệu nhiễu (SINR) được sử dụng để đo tác động của nhiễu đối với tín hiệu mạng WiFi. SNR và SINR là các chỉ số kỹ thuật chính để đo lường chất lượng đường truyền và tính ổn định của hệ thống thông tin liên lạc trog mạng không dây. SNR hoặc SINR lớn hơn cho thấy chất lượng đường truyền tốt và độ tin cậy cao hơn. Có thể phân loại nhiễu thành các nhóm như sau:
• Nhiễu trong chính hệ thống mạng WiFi và do các hệ thống mạng WiFi láng giềng khác gây ra, chẳng hạn như nhiễu đồng kênh và nhiễu đa đường.
• Tín hiệu nhiễu đề cập đến các tín hiệu phụ bất thường không tồn tại trong các tín hiệu ban đầu do một thiết bị tạo ra. Các tín hiệu nhiễu liên quan đến môi trường và không thay đổi khi các tín hiệu ban đầu thay đổi.
Ngoài các yếu tố trước đó, anten, tốc độ truyền dữ liệu và sơ đồ biến thiên cũng ảnh hưởng đến sự suy giảm tín hiệu.

Cách khắc phục mạng yếu, wifi chập chờn, rớt mạng…

Sau khi khắc phục tình trạng sóng wifi mạnh nhưng vào mạng yếu nhưng bạn vẫn còn kết nối mạng rất chập chờn, hãy thử khắc phục wifi yếu bằng những cách sau đây.

1. Kiểm tra tín hiệu 

Nếu bạn đang download tài liệu, hoặc xem phim quá chậm,..thì chúng ta dễ dàng biết đó là tín hiệu yếu. Nhưng đôi lúc vẫn có nhiều bạn không thể đo được do khu vực đó đã nằm ngoài tầm phủ sóng của wifi. Lúc này bạn hãy nghĩ ngay đến ứng dụng Wifi Analyzer (nền tảng Android) hoặc XYZ (nền tảng iOS) để kiểm tra được độ mạnh yếu của wifi trong khu vực xung quanh bạn.

2. Sử dụng thiết bị Repeater Wifi

Hiện nay người dùng được lựa chọn nhiều giải pháp để khắc phục mạng wifi yếu hơn so với trước đây, và sử dụng bộ kích sóng Repeater Wifi với nhiều ưu điểm về thiết kế nhỏ gọn không gây mất mỹ quan và tính năng khuếch tán sóng wifi với cường độ và phạm vi rộng hơn từ router chính. Thiết bị này rất hữu ích đối với những ngôi nhà cao tầng và có nhiều thiết bị kết nối mạng cần sử dụng một lúc.

3. Kiểm soát băng thông mạng

Bên cạnh lỗi sóng wifi mạnh nhưng vào mạng yếu, việc bạn download và thực hiện quá nhiều tác vụ nặng cũng có thể khiến cho kết nối wifi yếu hẳn đi. Bạn có thể kiểm tra xem máy tính có đang download quá nhiều thứ hay không, có thể đó là những tập phim yêu thích hoặc các tựa game nặng qua IDM chẳng hạn. Nếu nhà bạn ở đông người, hãy xem thử có ai đang chiếm dụng băng thông hay không.

4. Khởi động lại cục Router

Router là thiết bị mạng do hoạt động thường xuyên nhất trong nhà nên đôi lúc trở nên quá tải và phát sinh các lỗi khiến cho đường truyền bị nhiễu và không ổn định , bạn có thể khởi động lại cục Router để khắc phục mạng wifi yếu. Đây có lẽ là phương pháp khắc phục chữa cháy nhiều người nghĩ đến nhất, bạn có thể thử khởi động lại hoặc tắt hẳn router trong khoảng 5 đến 10 phút, đồng thời tháo pin và dây nguồn (nếu có) và sau đó mở lên lại để reset toàn bộ hệ thống cấp phát wifi.

5. Thiết lập IP tĩnh 

Đôi khi lỗi không thể truy cập được vào mạng do sóng wifi mạnh nhưng vào mạng yếu có thể xuất phát từ việc có quá nhiều máy tính đang sử dụng trong cùng một hệ thống truy cập. Một cách làm khá đơn giản là bạn có thể đặt IP tĩnh và xét IP cho laptop, smartphone hay các thiết bị điện tử khác của mình để vào được mạng và khắc phục wifi yếu

6. Đặt lại vị trí của router phát Wifi để khắc phục lỗi sóng wifi mạnh nhưng vào mạng yếu

Vị trí của router thật sự quan trọng trong việc truyền phát wifi khắp mọi vị trí trong nhà và tốc độ của mạng kết nối. Nếu bộ phát wifi của bạn đặt tại các vị trí khuất hoặc vật cản nhiều như góc nhà, góc tường,.. sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mạng nhà bạn sẽ giảm, dẫn đến tình trạng mạng chập chờn, kết nối chậm,..Router nên được đặt những vị trí thoáng và cao, không bị chắn để sóng có thể truyền tải tốt đến thiết bị của bạn.

7. Chỉnh lại hướng ăng-ten phát sóng của router

Nếu máy thu và máy phát được hoạt động trên cùng một mặt phẳng dọc thì việc tiếp sóng giữa bộ định tuyến và thiết bị hoạt động sẽ đạt mức tối đa. Tốt nhất bạn nên đặt hai ăng-ten vuông góc nhau (một ngang một dọc) để khiến cho việc tiếp nhận đường truyền được hoạt động ở mức tốt nhất.

8. Kiểm tra xem đang có ai dùng “chùa” mạng wifi không

Nếu có nhiều người cùng sử dụng wifi một lúc sẽ khiến cho mạng chập chờn và kết nối yếu. Bạn có biết rằng hiện nay tình trạng dùng trộm wifi đang rất phổ biến vì đa phần người dùng hiện nay đặt mật khẩu khá dễ đoán, và không đủ mạnh, dễ dàng để hacker dùng các công cụ bẻ khóa mật khẩu. Bạn có thể kiểm tra bằng một số ứng dụng kiểm tra có ai đang sử dụng wifi lén, hoăc kiểm tra số đèn tín hiệu báo trên router vì thông thường nếu có thêm một kết nối thì sẽ có thêm một đèn tín hiệu.

Xem thêm:

» Khắc phục tình trạng câu trộm wifi trong các hộ gia đình

9. Thay mới dây cáp mạng internet

Cáp mạng là dây dẫn dạng xoắn làm từ kim loại hay hợp kim (cáp đồng và cáp quang), bên ngoài là một lớp vỏ bọc cách điện. Đây là phần cứng mạng có chức năng kết nối một thiết bị mạng với các thiết bị khác hoặc kết nối hai hoặc nhiều máy tính để chia sẻ máy in, máy quét,…